0208 3855780 | thainguyen@gso.gov.vn
TÍN HIỆU TÍCH CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
  •   12/03/2024 12:31

Tiếp nối đà tăng trưởng tích cực của năm 2023 và triển vọng thu hút đầu tư năm 2024, hoạt động đăng ký kinh doanh những tháng đầu năm diễn ra sôi động mặc dù bức tranh kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hơn 41,1 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, là tín hiệu tích cực để hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mớiTrong 2 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng, vốn đăng ký và số lao động so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có hơn 22,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 218,7 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 154,3 nghìn lao động (tăng 12,4% về số doanh nghiệp, tăng 32,8% về vốn đăng ký và tăng 29% về số lao động so với cùng kỳ năm 2023).Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 9,9 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023; tổng số vốn đăng ký đã quay trở lại mức trên 200 nghìn tỷ đồng của giai đoạn 2019-2022, đạt 218,7 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả 300,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 6.331 doanh nghiệp tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong hai tháng đầu năm 2024 là 519,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.Phân theo ngành kinh tế, số lượng doanh nghiệp thành lập mới 2 tháng đầu năm 2024 của 12 ngành trong số 17 ngành tăng so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (tăng 19,2%); Khai khoáng (tăng 28,8%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 17,4%); Xây dựng (tăng 6,8%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 20,2%); Vận tải kho bãi (tăng 26,5%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 2,9%); Hoạt động kinh doanh bất động sản (tăng 0,4%); Giáo dục và đào tạo (tăng 16,3%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 19,4%); Hoạt động dịch vụ khác (tăng 21,5%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (tăng 2,5%).Ở chiều ngược lại, các ngành ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (giảm 0,7%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 8,7%); Thông tin và truyền thông (giảm 0,9%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (giảm 0,4%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 5,9%).Theo vùng kinh tế – xã hội, có 5/6 vùng có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023: Đồng bằng sông Hồng (6.678 doanh nghiệp, tăng 9,9%); Trung du và miền núi phía Bắc (1.199 doanh nghiệp, tăng 23,5%); Tây Nguyên (629 doanh nghiệp, tăng 24,6%); Đông Nam Bộ (9.513 doanh nghiệp, tăng 16,8%); Đồng bằng sông Cửu Long (1.677 doanh nghiệp, tăng 8,4%). Riêng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ghi nhận số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2023 (2.432 doanh nghiệp, giảm 0,2%).Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt độngBên cạnh đó, cả nước có gần 19 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong hai tháng đầu năm 2024 lên gần 41,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có hơn 20,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.Theo ngành kinh tế, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 11/17 ngành, cụ thể: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (271 doanh nghiệp; tăng 11,5%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (2.210 doanh nghiệp, tăng 14,4%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (320 doanh nghiệp, tăng 5,3%); Xây dựng (2.291 doanh nghiệp; tăng 1,5%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (6.856 doanh nghiệp, tăng 1,1%); Vận tải kho bãi (880 doanh nghiệp, tăng 2,8%); Thông tin và truyền thông (449 doanh nghiệp, tăng 19,7%); Hoạt động kinh doanh bất động sản (843 doanh nghiệp, tăng 38,7%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (1.449 doanh nghiệp, tăng 12,0%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (85 doanh nghiệp, tăng 10,4%); Hoạt động dịch vụ khác (576 doanh nghiệp, tăng 9,1%). Các lĩnh vực còn lại ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, cụ thể: Khai khoáng (101 doanh nghiệp, giảm 21,1%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (931 doanh nghiệp, giảm 3,5%); Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (163 doanh nghiệp, giảm 2,4%); Giáo dục và đào tạo (485 doanh nghiệp, giảm 8,1%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (161 doanh nghiệp, giảm 5,3%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (898 doanh nghiệp, giảm 6,9%).Tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường 2 tháng đầu năm giai đoạn 2020 – 2024Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời gian tới thì cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm sau:– Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư: chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật.– Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh: nghiên cứu, rà soát ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với những ngành nghề có thể áp dụng các biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn và bãi bỏ các điều kiện kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác thông tin, chia sẻ dữ liệu đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.– Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp: tiếp tục thực hiện các giải pháp hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các động lực tăng trưởng. Tháo gỡ các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng; giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời cho doanh nghiệp, người nộp thuế đảm bảo đúng đối tượng, chính sách, quy định. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.– Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.– Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh như hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; chú trọng giải pháp tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp với các nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp, tài chính, nhân sự, thị trường, quản trị rủi ro, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tham gia chuỗi giá trị bền vững, thủ tục hành chính,… Đa dạng hóa và phát triển hiệu quả hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở kỹ thuật dùng chung, hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.– Triển khai sâu rộng các hoạt động cung cấp thông tin, kết nối, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp trong nước. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại đến các thị trường xuất khẩu, hỗ trợ hàng hóa trong nước tiếp cận mạng lưới hệ thống bán lẻ tại nước ngoài.– Cập nhật, tuyên truyền, phổ biến về các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động nắm bắt, ứng phó kịp thời với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.– Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về ngành hàng; thị trường; quy định, tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu của các nước và các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do và các cam kết quốc tế khác.

HỢP TÁC THÚC ĐẨY SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
  •   12/03/2024 12:29

Vừa qua, Công ty CP Bình Điền-MeKong (đơn vị thành viên của Công ty CP Phân bón Bình Điền) và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển sản xuất cà phê hiệu quả, cải thiện chất lượng và giá trị hạt cà phê Việt Nam theo hướng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty CP Bình Điền-MeKong và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cà phê – Ảnh: VGP/Đình ThếCây cà phê tìm được phân bón đúngCà phê là một ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP của cả nước với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong những năm gần đây.Thương hiệu cà phê Việt Nam đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng thế giới, trong đó nổi bật là các sản phẩm của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe). Vinacafe hiện là nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam về cà phê nhân, chiếm 30% thị phần xuất khẩu cà phê nhân của cả nước. Để bảo đảm nguồn cung, 40 năm qua, Vinacafe đã xây dựng vùng nguyên liệu 16.000 ha tại 5 tỉnh Tây Nguyên.Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu tác động rất mạnh đến sự phát triển của cây, cũng như năng suất, chất lượng của hạt cà phê. Ông Nguyễn Văn Đại, Đội trưởng Đội 8, Công ty TNHH MTV Cà phê Ia Grai cho biết, vườn cà phê do công ty quản lý từ năm 2008 đến 2010 luôn đạt cỡ 20 tấn/ha cà phê tươi, nhưng gần đây giảm nhiều.“Hai năm gần đây, từ khi công ty sử dụng phân bón Đầu Trâu- Bình Điền, vườn cà phê phát triển đồng đều, đạt 92% so với năm 2008. Cây cà phê khỏe, lá xanh, dày, chất lượng hạt cũng rất đạt”, ông Nguyễn Văn Đại nói.Ông Đặng Hồng Tuấn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cà phê Việt Nam cũng nhìn nhận, hiệu quả sử dụng phân bón Đầu Trâu trên các vùng trồng của Vinacafe là rất tốt; năng suất, chất lượng cà phê tăng, được khách hàng trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao.Cũng theo ông Tuấn, chiến lược của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 là định hướng phát triển cà phê bền vững theo tiêu chuẩn cà phê có trách nhiệm UTZ 4C, RA và AA. Hiện Vinacafe đang sản xuất trên 4.500 ha theo các tiêu chuẩn cà phê có chứng nhận với sản lượng 8.000 tấn/năm. Đây cũng là ưu thế của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn như EU, Mỹ, Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản.“Để triển khai được chiến lược phát triển cà phê bền vững phụ thuộc rất nhiều vào các loại phân bón, trong đó cần chuyển đổi từ phân bón vô cơ sang phân bón có nguồn gốc hữu cơ nhằm giảm phát thải, giảm ô nhiễm carbon- điều mà thế giới đang rất quan tâm. Chúng tôi đã nhận thấy phân bón do Công ty Bình Điền – MeKong sản xuất rất phù hợp với nội dung chuyển đổi sang sản xuất xanh, bền vững, giảm phát thải, góp phần bảo vệ môi trường, phù hợp với chiến lược của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam”- ông Tuấn nhấn mạnh.Ông Ngô Văn Đông – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bình Điền – MeKong trao tặng 100 suất bảo hiểm sức khỏe toàn diện cho nông dân canh tác cà phê thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai – Ảnh: VGP/Đình ThếTrách nhiệm với ruộng vườn của doanh nghiệp sản xuất phân bónCông ty CP Phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK hàng đầu cả nước. Sản phẩm phân bón Đầu Trâu được sản xuất với công nghệ hiện đại, luôn được cải tiến cho phù hợp với từng vùng, từng loại và từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng; được bổ sung các hoạt chất thông minh như Agrotain, Avail, Smart Zinc… giúp gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón; đồng thời tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, nhất là vào mùa khô tại Tây Nguyên. Đối với cây cà phê, công ty Bình Điền đã khởi động Chương trình Canh tác cà phê thông minh tại 5 tỉnh Tây Nguyên sau khi đã rất thành công với Chương trình Canh tác lúa thông minh tại đồng bằng sông Cửu Long.PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công ty CP Phân bón Bình Điền, nói: “Sự hợp tác của Công ty Bình Điền – MeKong với Vinacafe nhằm mang tới cho người trồng cà phê những sản phẩm phân bón tốt nhất, phù hợp và hiệu quả nhất cho các giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, bảo đảm năng suất và chất lượng cà phê tốt nhất. Thông qua sự hợp tác này người được hưởng lợi nhất chính là người nông dân trồng cà phê”.Ông Ngô Văn Đông – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, chia sẻ: “Trong 50 năm thành lập và phát triển, Bình Điền đã xác lập một hệ sinh thái về phân bón Đầu Trâu với phân khúc cụ thể về thị trường và sản phẩm, gồm Bình Điền – Ninh Bình phụ trách thị trường phía bắc; Bình Điền – Quảng Trị phụ trách thị trường Duyên hải miền Trung; Bình Điền – Lâm Đồng phụ trách Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Bình Điền-MeKong được giao nhiệm vụ sản xuất đa dạng sản phẩm, bao gồm phân bón NPK, phân bón lá, thuốc BVTV và phân bón hữu cơ. Những năm gần đây Bình Điền – MeKong đã phối hợp với Tổng Công ty Cà phê Việt Nam xây dựng được nhiều mô hình sản xuất cà phê bền vững, qua đó xác lập được giá trị của phân bón cũng như kết quả cà phê mang lại rất tốt. Chúng tôi cho rằng đây là lợi thế giúp phát triển vùng trồng bền vững của Vinacafe trong thời gian tới.”Ông Lưu Văn Nghĩa – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đề xuất: “Cà phê Việt Nam sản lượng đứng thứ 2 thế giới nhưng chất lượng chưa tương xứng. Phải liên kết sản xuất để mở rộng vùng trồng, gia tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu, để có thể gom được 70-80% người trồng cà phê cả nước vào chuỗi sản xuất bền vững cùng Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Cần cùng nhau phát triển vùng trồng và chuyển đổi số để có ngành hàng cà phê có trách nhiệm (minh bạch); phối hợp tuyên truyền, truyền thông chính sách, tạo sự đồng thuận, thực hành kiểm tra để đưa ra sản phẩm tốt nhất, chống hàng giả, hàng nhái trong cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất”.Cũng tại buổi lễ ký kết, Công ty CP Bình Điền – MeKong đã trao tặng 500 suất bảo hiểm sức khỏe toàn diện cho nông dân trực tiếp canh tác cà phê tại Tây Nguyên, trong đó 400 suất cho nông dân đang canh tác cà phê tại các nông trường của Vinacafe và 100 suất tặng nông dân trồng cà phê tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.Nguồn: Trần Đình Th – baochinhphu.vn

TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM ĐỀ XUẤT NHIỀU NỘI DUNG QUAN TRỌNG TẠI KỲ HỌP LẦN THỨ 55 CỦA ỦY BAN THỐNG KÊ LIÊN HỢP QUỐC
  •   12/03/2024 12:27

Từ ngày 27/02 đến 01/3/2024, Đoàn đại biểu cấp cao của Tổng cục Thống kê Việt Nam do Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương làm trưởng đoàn đã tham dự Kỳ họp lần thứ 55 của Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSC55) tại New York, Hoa Kỳ.Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSC) là cơ quan cao nhất trong hệ thống thống kê quốc tế có nhiệm vụ xây dựng và phê duyệt tiêu chuẩn thống kê toàn cầu. Kỳ họp UNSC55 năm nay thảo luận và thông qua 31 nội dung nghiệp vụ, tập trung thảo luận một số vấn đề trọng tâm, gồm: Khoa học dữ liệu; Thống kê năng lực quản trị; Dữ liệu và chỉ tiêu Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Các nguyên tắc hoạt động thống kê của Liên Hợp Quốc; Phương thức làm việc của Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc; Hợp tác thống kê trong khu vực và toàn cầu.Tại Kỳ họp UNSC55, Đoàn Việt Nam phát biểu tham luận về 05 nội dung: (1) Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kê; (2) Dữ liệu và chỉ tiêu Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; (3) Khoa học dữ liệu; (4) Thống kê nông nghiệp và nông thôn; (5) Tổng điều tra dân số và nhà ở.Việt Nam ghi nhận và ủng hộ Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc trong triển khai các công việc liên quan đến Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kêPhát biểu về Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam ghi nhận và ủng hộ Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSD) trong triển khai các công việc liên quan đến Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kê. Trong bối cảnh biến động toàn cầu, số lượng quốc gia tham gia vào Liên Hợp Quốc ngày càng tăng lên so với trước đây, việc UNSD triển khai các sáng kiến và hoạt động liên quan đến Phương thức hoạt động của Ủy ban Thống kê đã chứng minh cam kết của Liên Hợp Quốc về một cộng đồng thống kê đại diện hơn, đặc biệt đối với các nước đang phát triển theo đúng phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” do các cơ quan Liên Hợp Quốc khởi xướng.Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phân chia tính đại diện theo phân vùng địa lý công bằng hơn và có tính đến tính đại diện cấp tiểu vùng của nhóm các quốc gia hải đảo nhỏ đang phát triển và nhóm các quốc gia kém phát triển nhất, Việt Nam ủng hộ Tài liệu nghiên cứu cơ sở “Tính đại diện vì mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau” do Bộ phận thường trực biên soạn và Lộ trình tăng thành viên Ủy ban Thống kê (2026-2028) công bố trong hội thảo trực tuyến do UNSD tổ chức vào ngày 31/01/2024.Việt Nam mong muốn UNSD nhanh chóng thực hiện các thủ tục cần thiết theo kế hoạch đề ra để trình ECOSOC thông qua Nghị quyết, làm cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động của Ủy ban Thống kê từ năm 2025. Với việc tăng thêm số lượng thành viên, Việt Nam đề nghị UNSD triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho công chức thống kê các nước đặc biệt các nước đang phát triển.Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương (thứ nhất từ trái sang) dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Tổng cục Thống kê Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 55 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc tại New York, Hoa KỳViệt Nam luôn nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu của mục tiêu phát triển bền vữngVề nội dung Dữ liệu và chỉ tiêu Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, góp ý cho Báo cáo của Nhóm liên cơ quan và chuyên gia về các mục tiêu phát triển bền vững (IAEG), Tổng cục Thống kê Việt Nam đánh giá cao công việc của IAEG trong năm 2023 và nhất trí với đề xuất sửa đổi hàng năm cho các chỉ tiêu SDG trong Phụ lục 1 của báo cáo. Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng nhất trí cao với các tiêu chí đề xuất cho đợt đánh giá toàn diện khung chỉ tiêu vào năm 2025, với mục đích đưa ra là không làm thay đổi đáng kể khung chỉ tiêu SDG ban đầu đã được triển khai ở hầu hết các quốc gia; hoặc tăng gánh nặng báo cáo lên hệ thống thống kê quốc gia.Kể từ khi khung chỉ tiêu SDG toàn cầu được thông qua, Việt Nam đã nội địa hóa và xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm 158 chỉ tiêu (bao gồm cả chỉ tiêu SDG toàn cầu và chỉ tiêu riêng biệt của Việt Nam); và đã rất nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu SDG này. Trong năm 2024, Việt Nam đang có kế hoạch sửa đổi Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam để phù hợp với bối cảnh mới và làm tăng tính sẵn có dữ liệu để báo cáo cho khung chỉ tiêu SDG toàn cầu. Trong quá trình sửa đổi, Việt Nam sẽ rà soát, cập nhật các thay đổi mà nhóm IAEG đã thực hiện hàng năm, đánh giá khả năng thực hiện tại Việt Nam để quy định cho phù hợp, đồng thời sẽ tiếp tục học hỏi những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác thông qua trang web “The SDG Good Practices”.Góp ý cho Báo cáo của Nhóm cấp cao về hợp tác, điều phối và nâng cao năng lực thống kê phục vụ Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Tổng cục Thống kê Việt Nam nhất trí với Tuyên bố Hàng Châu là: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu Cape Town vì dữ liệu phát triển bền vững. Trong đó nhấn mạnh rằng, dữ liệu chất lượng cao, kịp thời, mở và toàn diện là then chốt để đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình nghị sự 2030 yêu cầu tiếp tục thúc đẩy đổi mới dữ liệu, tăng cường hợp tác và tài chính cho dữ liệu thông qua thực hiện sáng kiến “Dữ liệu cho hiện tại – Data for Now”; hay triển khai chương trình mới về dữ liệu do công dân tạo ra để trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng đóng góp vào việc sản xuất dữ liệu, kiểm soát dữ liệu và cải thiện cuộc sống của họ.Tại Việt Nam, nhằm tăng cường đổi mới dữ liệu cho phát triển bền vững, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng đang tham gia dự án “Data for Now” để học hỏi và tăng cường thu thập dữ liệu cho một số chỉ tiêu SDG. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện báo cáo quốc gia tự nguyện và báo cáo SDG của quốc gia, ngoài việc sử dụng dữ liệu thống kê chính thức, Việt Nam cũng đang ngày càng mở rộng sự tham gia từ các tổ chức xã hội, dân sự vào quá trình thực hiện SDG của Việt Nam.Tuy nhiên, những nguồn dữ liệu mới này chưa được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, nên Tổng cục Thống kê Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đổi mới nguồn dữ liệu, do đó mong muốn nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ các tổ chức quốc tế về nội dung này để có thể sớm áp dụng và thực hiện tại Việt Nam.Thống kê Việt Nam đang từng bước nghiên cứu, sử dụng các nguồn dữ liệu khác thay thế cho nguồn dữ liệu điều tra trong sản xuất thông tin thống kêPhát biểu về nội dung Khoa học dữ liệu, Tổng cục Thống kê Việt Nam đánh giá cao những thành tựu đạt được của Ủy ban Chuyên gia về Dữ liệu lớn và Khoa học dữ liệu thống kê chính thức và các nhóm công tác (task team) của Ủy ban trong 10 năm thực hiện các nhiệm vụ nhằm định hướng và thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu trong thống kê chính thức. Nhất trí với các công việc tiếp theo của Ủy ban Chuyên gia về sử dụng dữ liệu lớn trong công tác thống kê.Cùng với xu hướng chung, thống kê Việt Nam đang từng bước nghiên cứu, sử dụng các nguồn dữ liệu khác thay thế cho nguồn dữ liệu điều tra trong sản xuất thông tin thống kê, trong đó có nguồn dữ liệu hành chính và dữ liệu lớn.Đối với nguồn dữ liệu hành chính: Việt Nam đã sử dụng các dữ liệu vi mô từ cơ quan thuế, dữ liệu hải quan trong biên soạn các chỉ tiêu thống kê; sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp từ dữ liệu hành chính của các Bộ, ngành như nông nghiệp, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, thu chi ngân sách nhà nước, ngân hàng… trong biên soạn thông tin thống kê. Đang tiếp tục nghiên cứu và phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để kết nối dữ liệu hành chính (dữ liệu vi mô) phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia.Đối với nguồn dữ liệu lớn: Việt Nam đang nghiên cứu, thí điểm thu thập dữ liệu lớn để biên soạn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá bất động sản giúp hỗ trợ tính toán các chỉ tiêu thống kê quốc gia; đang nghiên cứu sử dụng dữ liệu viễn thám cho thống kê lĩnh vực nông nghiệp; ứng dụng máy học trong thực hiện mã hóa ngành kinh tế. Tuy nhiên, các hoạt động mới dừng ở nghiên cứu và thí điểm, chưa được áp dụng thực hiện trong thống kê chính thức tại Việt Nam. Một trong những thách thức của áp dụng dữ liệu lớn tại Việt Nam: (i) chưa đủ căn cứ pháp lý để thực hiện; (ii) chưa hoàn chỉnh phương pháp luận áp dụng cho Việt Nam; (iii) chưa được các cơ quan/tổ chức quản lý dữ liệu lớn cho phép tiếp cận và sử dụng chính thức.Để thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học dữ liệu trong công tác thống kê, Tổng cục Thống kê mong muốn được tham gia nhiều hơn nữa trong các hoạt động của Ủy ban và nhận được các hỗ trợ cần thiết để Việt Nam sử dụng nguồn dữ liệu lớn cho công tác thống kê, cụ thể là tham gia các hoạt động nghiên cứu, thí điểm của Ủy ban; tham dự các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến, đặc biệt các khóa đào tạo trực tiếp về sử dụng dữ liệu lớn cho công tác thống kê.Việt Nam tích cực chuẩn bị cho Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025Trong nội dung Thống kê nông nghiệp và nông thôn, Tổng cục Thống kê Việt Nam nói về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Đây là lần thứ 6 Việt Nam thực hiện Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (lần đầu tiên thực hiện vào năm 1994). Phạm vi của Tổng điều tra tập trung vào 3 trụ cột lớn: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Phạm vi này rộng hơn so với Tổng điều tra nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Kết quả Tổng điều tra đảm so sánh quốc tế.Kỳ Tổng điều tra lần này có nhiều nội dung đổi mới, trong đó có nội dung đổi mới để tính toán các chỉ tiêu phát triển bền vững, thông tin về số hóa, sử dụng AI trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, thông tin về khả năng tiếp cận năng lượng sạch của khu vực nông thôn. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 có những đổi mới về phương pháp thu thập thông tin, trong đó sử dụng điều tra CAPI cho toàn bộ các đơn vị hộ, trang trại và dùng Webform để thu thập thông tin cấp xã.Hiện Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện các công tác chuẩn bị: Cập nhật danh sách các đơn vị điều tra, điều tra thí điểm, và các công việc liên quan. Tổng cục Thống kê Việt Nam đề xuất Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) hỗ trợ xây dựng nội dung Tổng điều tra đáp ứng các chỉ tiêu phát triển bền vững và các phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp; Hỗ trợ rà soát, lập danh sách các đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, nhằm thu thập thông tin đầy đủ của Tổng điều tra và làm dàn mẫu cho các cuộc điều tra thường xuyên.Về đổi mới phương pháp tính giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; nghiên cứu phương pháp hạch toán giá trị thu từ dịch vụ môi trường rừng và thu từ bán tín chỉ các bon trong hệ thống tài khoản quốc gia: Tổng cục Thống kê VIệt Nam đang áp dụng tính giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nhằm biên soạn GDP và GRDP theo phương pháp sản xuất. Giá trị sản xuất NLTS tính theo giá so sánh bằng cách lấy sản lượng năm hiện hành nhân (x) với giá bán sản phẩm năm 2010. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành sử dụng giá trị sản xuất theo giá so sánh và nhân (x) với chỉ số giá năm hiện hành so năm gốc 2010 của nhóm sản phẩm. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang nghiên cứu, đổi mới phương pháp tính giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản do việc tính Giá trị sản xuất theo giá hiện hành dựa vào giá trị sản xuất theo giá so sánh không phản ánh được kịp thời sự thay đổi về giá trị của sản phẩm do chất lượng sản phẩm thay đổi.Tại Hội nghị, Tổng cục Thống kê Việt Nam đề xuất, các tổ chức, cơ quan thống kê phát triển trên thế giới hỗ trợ, chia sẻ phương pháp luận tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo phương pháp hiện đại và đảm bảo đầy đủ các hoạt động; nghiên cứu hạch toán giá trị thu từ dịch vụ môi trường rừng và thu từ bán tín chỉ cac-bon để phù hợp với phương pháp luận của hệ thống tài khoản quốc gia.Toàn cảnh Kỳ họp lần thứ 55 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốcViệt Nam sẽ tập trung cải tiến thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ởTrong nội dung Tổng điều tra Dân số và nhà ở, Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, Tổng điều tra dân số và nhà ở tại Việt Nam là 1 trong 3 cuộc tổng điều tra thống kê được quy định trong Luật Thống kê, được thực hiện 10 năm một lần vào các năm có tận cùng là 9. Tổng điều tra dân số và nhà ở chu kỳ 2020 được thực hiện vào năm 2019; là cuộc Tổng điều tra dân số lần thứ 5 tại Việt Nam.Phương pháp luận thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam cơ bản được thực hiện theo hướng dẫn và khuyến nghị của thống kê Liên Hợp Quốc.Trong kỳ Tổng điều tra năm 2019, Việt Nam đã áp dụng gần như hoàn toàn (99,9%) phiếu điều tra điện tử, hầu hết là qua thiết bị điện tử di động thông minh (CAPI). Với việc áp dụng phiếu điều tra điện tử và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý, làm sạch dữ liệu, chỉ sau 02 tháng Việt Nam đã công bố được kết quả sơ bộ và sau 08 tháng có thể công bố được kết quả chính thức. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở được công bố trên nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Hội nghị công bố; các ấn phẩm (Sơ bộ, chính thức, toàn bộ, chuyên sâu…); Kho dữ liệu; Trang dữ liệu không gian về dân số và phát triển…Mặc dù Tổng điều tra dân số được thực hiện trên toàn bộ các địa bàn điều tra trên cả nước nhưng Việt Nam hiện chưa có hệ thống bản đồ số tới cấp địa bàn và hệ thống số hóa các đơn vị nhà ở. Bên cạnh đó, Tổng điều tra dân số của Việt Nam chưa thu thập được thông tin về người nước ngoài. Với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”, người nước ngoài lần đầu được đưa vào là đối tượng điều tra trong Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.Nhằm cải tiến thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2029, Tổng cục Thống kê Việt Nam đề nghị được hỗ trợ nâng cao năng lực trong việc: Nghiên cứu áp dụng phương pháp luận, công nghệ về xây dựng hệ thống bản đồ số đến cấp địa bàn điều tra và số hóa các đơn vị nhà ở; thu thập thông tin về người nước ngoài; Ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau; sử dụng nguồn dữ liệu hành chính cho Tổng điều tra./.

NGÀY 01/4/2024, TỔNG CỤC THỐNG KÊ SẼ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở GIỮA KỲ NĂM 2024
  •   12/03/2024 12:27

Ngày 15 tháng 02 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg về việc Ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Theo đó, Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ được tổ chức 5 năm 1 lần (giữa 2 kỳ Tổng điều tra dân số và nhà ở) vào các năm có số tận cùng là 4. Thực hiện Chương trình điều tra thống kê quốc gia, ngày 14 tháng 7 năm 2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ký Quyết định số 629/QĐ-TCTK về Ban hành Phương án Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.Theo Phương án, Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 (viết gọn là Điều tra DSGK 2024) được thực hiện nhằm mục đích chính: (i) Thu thập thông tin về dân số và nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021 – 2025; xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhà ở phục vụ lập Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2026 – 2030; giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết. (ii) Cung cấp số liệu về quy mô dân số đến cấp huyện 5 năm sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; làm cơ sở rà soát, hiệu chỉnh số liệu dân số hàng năm giai đoạn 2020 – 2024; cập nhật kho dữ liệu dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê quản lý phục vụ nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số và nhà ở giữa hai kỳ tổng điều tra trên phạm vi cả nước và từng địa phương; đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế.Điều tra DSGK 2024 được thực hiện trên phạm vi cả nước tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh, thành phố), gồm tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (huyện) ngoại trừ 4 huyện đảo nhỏ (là: Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng; Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị; Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng; Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).Đối tượng điều tra của Điều tra DSGK 2024 bao gồm: (i) Hộ dân cư (bao gồm cả thông tin về nhà ở của hộ); (ii) Nhân khẩu thực tế thường trú của hộ dân cư (bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang, người có quốc tịch nước ngoài hiện đang ăn, ngủ tại hộ), không bao gồm những người đang sống trong khu vực quản lý riêng của quân đội và công an.Đơn vị điều tra của Điều tra DSGK 2024 là hộ dân cư (viết gọn là hộ). Hộ bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với hộ có từ 02 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng; có hoặc không có quỹ thu – chi chung.Thời điểm điều tra là 0 giờ ngày 01/4/2024. Thời gian thu thập thông tin trong Điều tra DSGK 2024 được bắt đầu từ ngày 01/4/2024 đến ngày 30/4/2024.Điều tra DSGK 2024 áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên (ĐTV) đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử được thiết kế trên thiết bị di động thông minh (CAPI). Một số trường hợp đặc biệt, đối với những đối tượng điều tra không thể tiếp cận trực tiếp hoặc tiếp cận nhiều lần không được, Cục trưởng Cục Thống kê quyết định lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp bằng cách gửi mẫu phiếu giấy hoặc phiếu điện tử (CAPI hoặc Webform) để đối tượng điều tra tự cung cấp thông tin.Người cung cấp thông tin là Chủ hộ (hoặc người trưởng thành am hiểu về các thành viên trong hộ khi chủ hộ đi vắng) là người cung cấp thông tin của hộ và thành viên hộ. Đối với những thông tin về thành viên hộ mà chủ hộ không nắm chắc, ĐTV gặp và phỏng vấn trực tiếp thành viên hộ thu thập thông tin.Điều tra DSGK 2024 sẽ thu thập thông tin về 7 nội dung chính sau: (1) Thông tin về nhân khẩu học của các thành viên hộ; (2) Thông tin về di cư; (3) Thông tin về giáo dục; (4) Thông tin về hôn nhân; (5) Thông tin về lịch sử sinh của nữ từ 10 – 49 tuổi; (6) Thông tin về người chết của hộ; (7) Thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ.Điều tra DSGK 2024 sử dụng 03 loại phiếu để thu thập thông tin phục vụ lập bảng kê hộ dân cư và thu thập thông tin phục vụ tổng hợp các chỉ tiêu, cụ thể:– Phiếu 01/DSGK-BK: Thu thập các thông tin phục vụ lập bảng kê hộ dân cư.– Phiếu 02/DSGK-PN: Thu thập thông tin nhân khẩu học và di cư của dân số, thông tin về người chết trong vòng 5 năm và nhà ở của hộ.– Phiếu 03/DSGK-PD: Ngoài các thông tin như Phiếu 02/DSGK-PN, bổ sung thu thập các thông tin về tình trạng hôn nhân, giáo dục của thành viên hộ; lịch sử sinh của nữ từ 10-49 tuổi, thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ.Kết quả điều tra toàn bộ sẽ được công bố vào tháng 11-12/2024. Các báo cáo phân tích chuyên đề sẽ được công bố vào năm 2025./.Nguồn: Tạp chí Con số và Sự kiện

MỘT SỐ ĐIỂM SÁNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG HAI VÀ 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
  •   12/03/2024 12:25

Tình hình kinh tế – xã hội tháng Hai năm 2024 diễn ra trong bối cảnh cả nước đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, các hoạt động du lịch, dịch vụ nhìn chung sôi động. Với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau Tết Nguyên đán. Một số điểm sáng về tình hình kinh tế – xã hội tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024 của nước ta như sau: (1) Chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt do thị trường tiêu thụ ổn định, người dân mở rộng quy mô đàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân; diện tích rừng bị thiệt hại giảm; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá so với cùng kỳ năm trước.Đàn lợn và đàn gia cầm có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao. Ước tính đến cuối tháng 02/2024, tổng số lợn cả nước tăng 4,8% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số gia cầm tăng 2,1%.Trong 2 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng bị thiệt hại giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy giảm 87,9%; diện tích rừng bị chặt, phá giảm 4,1%.Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng Hai ước tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tra tăng 2,5% do giá cá tra nguyên liệu duy trì ở mức khá[1]; tôm thẻ chân trắng tăng 8,1%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 3,1%, trong đó cá tra tăng 2,4%; tôm thẻ chân trắng tăng 6,4%.(2) Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%. Một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao như: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 27,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 25,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 23,4%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 23,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,1%; dệt tăng 17,6%.Hình 1: Tốc độ tăng chỉ số IIP 2 tháng đầu năm 2024so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công nghiệp trọng điểm (%)(3) Hoạt động dịch vụ trong 2 tháng đầu năm 2024 diễn ra sôi động và tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,1%; vận chuyển hành khách tăng 9,2% và luân chuyển hành khách tăng 11,8%; vận chuyển hàng hóa tăng 13,9% và luân chuyển hàng hóa tăng 14%.Hình 2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtheo giá hiện hành 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024(4) Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2024[2] tăng cao so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 18,6%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% (riêng khu vực kinh tế trong nước tăng 33,3%); kim ngạch nhập khẩu đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,5 tỷ USD).Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024 (5) Nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên khách quốc tế đến nước ta trong tháng Hai ước đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 2 tháng đầu năm 2024 khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 68,7%, tương đương với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.(6) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 8,4% kế hoạch năm, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất của 2 tháng đầu năm trong 5 năm qua[3].Ước tính 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 8%).Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/02/2024 đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt 3,6 tỷ USD, gấp 2 lần. Hình 4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024(7) Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.(8) Công tác an sinh xã hội được quan tâm đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Các cấp, các ngành đã triển khai giải pháp chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm; đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho 13,9 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí gần 7,8 nghìn tỷ đồng và 17,7 nghìn tấn gạo.[1] Tại đồng bằng sông Cửu Long giá cá tra nguyên liệu dao động từ 27.000-28.500 đồng/kg, tăng khoảng 200-1.000 đồng/kg so với tháng trước.[2] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2023 giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 9,9%; nhập khẩu giảm 16,7%.[3] FDI thực hiện 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024 lần lượt là: 2,45 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,68 tỷ USD; 2,55 tỷ USD; 2,8 tỷ USD.